TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG BÀI TRONG IELTS - WRITING TASK

TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG BÀI TRONG IELTS - WRITING TASK

 

Môn thi Viết trong IELTS thường được nhiều người đánh giá là khó làm tốt và khó thành thục nhất trong cả 4 phần. Tất nhiên, mọi học sinh đều không muốn phần thi Viết trở thành điểm yếu của mình, và bước thiết yếu đầu tiên mà tất cả cần phải thực hiện là xác định rõ các dạng bài viết mà bản thân có thể bắt gặp trong phần thi này. Spark Edu chia sẻ các dạng trong phần bài viết, hy vọng những thông tin được chia sẻ trong này có thể giúp ích nhiều cho bạn đọc trong việc thực hiện bước trên. 

Cấu trúc của phần thi Viết trong kỳ thi IELTS

 

Phần thi Viết trong IELTS được chia ra làm 2 mảng chính: Writing Task 1 và Writing Task 2. Mỗi phần mang trên mình một đề bài, yêu cầu thí sinh phải viết một bài viết thỏa mãn các yêu cầu được đưa ra bởi nó. Writing Task 1 cũng yêu cầu người viết làm ra một bài văn có độ dài ngắn hơn so với Writing Task 2 và vì lẽ đó, thời gian dành cho Writing Task 1 nên là ngắn hơn so với thời gian dành cho mảng còn lại. Kinh nghiệm của riêng bạn đọc sẽ chứng thực cho lời khuyên trên.

 

Phần thi Viết kéo dài 1 tiếng và trong thời gian đó, thí sinh phải hoàn thành cả 2 mảng trên. Vì đặc điểm này, kỹ năng phân bố thời gian là rất quan trọng để đảm bảo rằng người viết bài không bị thiếu thời gian để hoàn thành cả 2 mảng đó.

 

Nội dung của đề bài trong Writing Task 1 và 2 cũng rất khác nhau. Trong bài chia sẻ dưới đây, Spark Edu sẽ chỉ ra các dạng bài thường gặp trong từng phần Writing Task 

Các dạng bài viết có thể bắt gặp trong Writing Task 1

 

Các dạng bài thuộc Writing Task 1 luôn yêu cầu thí sinh quan sát dữ kiện trong đề bài, thường được biểu thị bằng các hình ảnh để phân tích và miêu tả trong bài viết của mình. Nhìn chung, các dạng bài trong Writing Task 1 rất dễ phân biệt bởi chúng có sự khác nhau rất rõ ràng về mặt thị giác, được thể hiện qua các hình ảnh gắn liền với từng dạng bài.

  1. Map

Với Map, thí sinh cần miêu tả hay chỉ ra các sự khác biệt giữa 2 bản đề cùng thuộc 1 khu vực, địa điểm nhưng được vẽ ở 2 mốc thời gian khác nhau. Bản đồ sẽ có 2 màu đen trắng trên đề bài, một đặc điểm mà người học cũng có thể thấy ở các dạng bài Writing Task 1 khác. Hạn chế về màu sắc, tuy nhiên, không phải là một vấn đề bởi các bản đồ trong đề bài vẫn rất dễ nhìn và không gây khó hiểu, nhầm lẫn cho người viết bài.

  1. Process:

Dạng bài Process yêu cầu thí sinh miêu tả một dãy quy trình của một quá trình, từ chu kỳ mưa hay dây chuyền sản xuất của một sản phẩm. Dãy quy trình sinh động và dễ nhìn đó được in thành ảnh trên đề bài. Sự đa dạng trong việc chọn chủ đề khiến Process có độ khó cao, đòi hỏi ở người viết một vốn từ vựng rộng cũng như là cả một vốn hiểu biết tốt về thế giới, xã hội xung quanh bởi người học vẫn có thể bắt gặp một chu trình mà mình không hiểu.

  1. Table:

Dạng bài này yêu cầu thí sinh miêu tả một bảng thông tin. Khác với 4 dạng bài còn lại, Table chỉ cung cấp cho thí sinh một hai bảng thông tin chỉ bao gồm các từ và số, khiến việc quan sát và phân tích dữ liệu trước khi viết bài khó khăn hơn.

  1. Line Graph, Bar Chart và Pie Chart:

3 dạng bài trên đều yêu cầu thí sinh miêu tả nội dung của một biểu đồ rất có giá trị về mặt thị giác. Khả năng hỗ trợ trực quan của 3 dạng bài đó là lý do chính khiến Line Graph, Bar Chart và Pie Chart được nhiều bạn học ưa thích bởi họ không gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu các dữ liệu được trình bày và minh họa trong các biểu đồ đó:

  • Line Graph gồm các đường gấp khúc tượng trưng cho sự lên xuống qua thời gian hay địa điểm của bất cứ giá trị nào được thể hiện. 
  • Bar Chart gồm các thanh hình chữ nhật với độ cao hoặc chiều dài tượng trưng cho giá trị của các đối tượng được miêu tả trong biểu đồ.
  • Pie Chart gồm các mảnh mà khi ghép lại sẽ được một hình tròn 2D hay 3D tròn trịa, tượng trưng cho 100% được cấu thành từ tất cả các mảnh nhỏ trên. Và mỗi một mảnh lại tượng trưng cho giá trị của một cái gì đó được đề cập trong biểu đồ.
  1. Multiple Graphs:

Với Multiple Graphs, bạn phải mô tả 2 biểu đồ hoặc 1 cặp biểu đồ - bảng khác nhau cùng một lúc. Multiple Graphs có độ khó rất cao bởi để làm tốt dạng bài này, trước hết bạn cần phải nắm được dạng bài Table, Line Graphs, Bar Chart và Pie Chart. Ngoài ra, Multiple cũng buộc bạn phải nhìn luân phiên 2 hình ảnh có đặc điểm rất khác nhau để nghiên cứu một lượng thông tin nhiều hơn bình thường.

Các dạng bài viết có thể bắt gặp trong Writing Task 2

 

Một đề bài trong Writing Task 2 tập trung vào một chủ đề hay vấn đề trung tâm. Tùy vào dạng bài mà cách thí sinh tiếp cận ý trên lại khác nhau, và ở đây là khác nhau hoàn toàn.

 

Không giống như các dạng bài trong Writing Task 1, các dạng bài trong Writing Task 2 không có các đặc điểm phân biệt rõ ràng. Đề bài của Writing Task 2 cũng chỉ bao gồm 2 đến 3 câu và đó là tất cả những gì thí sinh có để nhận định rõ dạng bài mà mình cần làm. Thật vậy, đã có không ít trường hợp thí sinh nhầm lẫn đề bài của dạng bài A sang của dạng bài B, khiến họ làm lạc đề và mất rất nhiều điểm.

 

Và ngoài ra, một bài văn Writing Task 2 lý tưởng thường có mở bài, kết bài và thân bài được chia làm 2 đoạn với 2 nội dung riêng. Thông tin trên sẽ ảnh hưởng nhiều tới nội dung của các đoạn sau đây:

  1. Discussion and Opinion:

Discussion and Opinion thường đưa ra một vấn đề trung tâm và 2 luồng ý kiến xoay quanh vấn đề đó. Việc của người viết bài là chỉ ra cái lý của 2 luồng ý kiến trái chiều trên và nêu lên quan điểm của bản thân về 2 luồng ý kiến trên, như bạn đồng ý hay phản đối ý kiến nào. Tuy nhiên, nếu đề bài không yêu cầu bạn đưa ra ý kiến, thí sinh tuyệt đối không được viết ý kiến riêng vào bài viết của mình. Ngược lại, nội dung mà bạn nói lên thiên hướng của mình sẽ được đi kèm với mở bài và kết bài.

  1. Two Parts:

Two Parts chỉ 2 câu hỏi hay 2 yêu cầu rất khác nhau mà đề bài yêu cầu bạn phải trả lời. Two Parts. Discussion and Opinion theo một cách hiểu nào đó cũng là Two Parts nhưng giống như hầu hết các dạng bài còn lại, chúng đủ phổ biến để trở thành một dạng bài riêng.

  1. Agree/Disagree:

Agree/Disagree muốn bạn đưa ra quyết định ủng hộ hay phản đối một ý kiến hay một trào lưu nào đó được đề cập trong đề bài. Nếu bạn ủng hộ, bạn phải viết một đoạn văn giải thích điểm mạnh của đối tượng trong đề bài dài hơn hẳn so với đoạn văn giải thích điểm yếu của đối tượng đó. Và đoạn văn dài hơn sẽ thường nằm sau đoạn ngắn hơn.

  1. Compare and Contrast:

Nhiệm vụ của bạn khi bắt gặp đề bài thuộc dạng này là so sánh điểm giống, khác của 2 đối tượng trung tâm được nhắc tới. Compare and Contrast là một dạng bài không dễ để nhận dạng phần vì nó hoàn toàn có thể có các yêu cầu thuộc về dạng bài khác. 

Ví dụ:

  • Compare apple and pineapple.
  • Compare and Contrast capitalism and communism. What are the advantages and disadvantages of each type?

     
  1. Problems and Solutions:

Việc của thí sinh khi làm đề bài dạng này là chỉ ra nguyên nhân của một vấn đề và đưa ra các biện pháp cho nó. Mỗi đoạn văn thuộc thân bài sẽ tập trung vào 1 ý ở câu trên.

  1. Causes (Reasons) and Effects:

Dạng bài này yêu cầu bạn chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của đối tượng trung tâm trong đề bài cũng như cung cấp các ảnh hưởng mà nó gây ra. 

  1. Advantages and Disadvantages:

Bạn cần làm gì khi đối mặt với dạng bài không khó nhận biết này? Hãy trình bày điểm mạnh và điểm yếu của cái hay thứ được nhắc tới và chú trọng trong đề bài. Mỗi đoạn sẽ bao gồm 1 trong 2 ý trên.

 

Bài viết về các dạng bài có thể bắt gặp trong phần thi viết thuộc IELTS tới đây là kết thúc, trung tâm Spark Edu chúc bạn đọc gặt hái nhiều thành công trên con đường học vấn tiếng Anh của mình!

 

Xem thêm:

Khóa học IELTS tại Spark Edu

Cách đăng kí dự thi IELTS tại Spark Edu

 

Học tiếng Anh tại Spark Education Center

Địa điểm: Spark Education Center - Khu ĐTM Nam Cường số 19 Tôn Quang Phiệt

Facebook: https://www.facebook.com/sparkenglishcenter

https://sparkenglish.vn

https://sparkenglish.com.vn

Hotline: 0979065803

November, 20 2020
Gửi bình luận của bạn: